Văn Khấn, Lễ Vật Và Cách Cúng Đưa Ông Táo Về Trời Chuẩn AZ

Lễ cúng đưa Ông Táo về chầu trời vào ngày 23 tháng chạp âm lịch là phong tục truyền thống có từ rất lâu đời của người Việt Nam. Và vẫn được duy trì từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên không phải bậc gia chủ nào cũng “rành” về lễ cúng này, bao gồm từ lễ vật, cách sắp mâm và cách cúng đưa ông táo về trời sao cho CHUẨN tâm linh.

Đồ Cúng Việt – Dịch vụ mâm cúng trọn gói hiểu được những thắc mắc và vấn đề mà quý gia chủ gặp phải khi chuẩn bị lễ cúng này. Do đó, ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn đầy đủ nhất về lễ cúng Ông Táo 23 tháng chạp để gia chủ tham khảo.

Lễ cúng đưa Ông Táo về trời
Lễ cúng đưa Ông Táo về trời

Ý nghĩa và ngày cúng đưa Ông Táo về trời là ngày mấy?

Bất kì lễ cúng nào cũng vậy, mỗi lễ cúng sẽ mang một ý nghĩa riêng. Nếu như bạn đã biết thì Ông Táo hay còn gọi là Táo quân. Đây chính là vị thần cai quản tất cả hoạt động của gia chủ trong suốt một năm. Vào ngày 23 tháng chạp âm lịch, Ông Táo sẽ bay về trời tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cách cư xử của gia chủ dưới hạ giới. Do đó chúng ta cúng đưa Táo Quân về trời vào ngày 23 tháng chạp âm lịch.

Ông Táo về chầu trời bằng cá chép, do vậy, khi cúng ông Táo, các gia chủ điều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ao hồ để thả. Bởi vậy mới có sự tích “cá chép hóa rồng” mà chúng ta được học.

Tóm lại, lễ cúng Ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, tinh thần vượt khó để đạt đến thành công. Bên cạnh đó, nó còn mang ý nghĩa thờ thần Táo Quân chuyên cai quản bếp núc.

Ý nghĩa lễ cúng Ông Táo ngày 23 Tết
Ý nghĩa lễ cúng Ông Táo ngày 23 Tết

Lễ vật cúng đưa Ông Táo về trời gồm những gì?

Lễ vật cho các mâm cúng là khác nhau, do vậy, chúng ta cần phải lưu ý điều này. Với phong tục cúng để đưa Ông Táo về chầu trời không khác nhau nhiều về các vùng miền. Thông thường lễ vật cúng Ông Táo sẽ bao gồm:

Tham Khảo Thêm:  Vẽ hình chiếu trục đo vuông góc đều của Giá chữ L

Bộ Ông Công Ông Táo và tiền vàng

Đây là phần lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng Ông Công Ông Táo. Bộ Ông Công Ông Táo bao gồm 2 bộ cho Táo Ông, 1 bộ cho Táo Bà. Mỗi bộ gồm mũ, đôi giày, bộ áo và cá chép giấy.

Điểm khác biêt giữa mũ Táo Ông và Táo Bà ở chỗ: Mũ Táo Ông thường có 2 cánh chuồn, còn mũ bà thì không.

Nếu bạn có để ý thì màu sác của mũ và áo Ông Công Ông Táo sẽ được thay đổi qua từng năm theo ngũ hành.

Ví dụ:

Năm hành thủy thì mũ và áo sẽ có màu xanh, năm hành hỏa thì mũ và áo sẽ có màu đỏ,…

Giấy cúng và vàng mã sau khi cúng xong sẽ được đốt cùng với bộ Ông Công Ông Táo.

Theo truyền thuyết dân gian, Ông Táo sẽ về trời bằng cá chép. Do vậy, trong lễ cúng Ông Táo không thể thiếu con cá chép. Chúng ta có để cúng cá chép sống hoặc cá chép giấy.

  • Miền Bắc: gia chủ người Bắc thường thả cá chép sống vào chậu nước để cúng ông Táo với ngụ ý ” cá chép hóa rồng”.
  • Miền Nam: người ta dùng cá chép giấy nhiều hơn. Ngoài ra người ta còn mua thêm các loại tiền vàng các loại để tạ ơn Ông Công Ông Táo.
Bộ cúng Ông Công Ông Táo
Bộ cúng Ông Công Ông Táo

Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo

Mâm cúng đưa Ông Công Ông Táo về trời thường đơn giản hơn các loại mâm cúng khác. Tuy nhiên, mâm cỗ cúng Ông Táo cần sự chỉnh chu, tỉ mỉ và thể hiện được lòng thành của gia chủ.

Một mâm cỗ mặn cúng Ông Táo thường bao gồm:

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • Thịt lợn luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
  • 1 bát canh mọc hoặc canh măng
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
Tham Khảo Thêm:  Nên vệ sinh vết thương sau khi cắt bao quy đầu như thế nào an toàn?

Ngày nay, mâm cúng Ông Táo được đơn giản hóa đi rất nhiều. Tùy thuộc vào từng vùng miền và quan niệm tâm linh của mỗi gia chủ, không bắt buộc phải có đầy đủ các món trên mâm cổ.

Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo
Lễ vật cúng Ông Công Ông Táo

Cách cúng đưa ông táo về trời

Sau đây, Đồ Cúng Việt xin chia sẻ cách cúng đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng cụ thể như sau:

Cúng Ông Công Ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ?

Như chúng ta đã biết, Ông Táo là thần của bếp núc nên nhiều bậc gia chủ sẽ thường quan niệm là lễ cúng Ông Táo phải thực hiện ở bếp. Tuy nhiên, suy nghĩ này không hề đúng một tý nào đâu ạ.

Theo đúng quan niệm tâm linh, lễ cúng Ông Táo nên cúng trên bàn thờ – Nơi sạch sẽ và đầy đủ sự tôn nghiêm. Thông thường sẽ có 3 sự lựa chọn:

  • Nếu có bàn thờ Ông Táo thì cúng ở trên bàn thờ này luôn.
  • Nếu không có bàn thờ ông Táo nhưng có bàn thờ gia tiên thì gia chủ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng chạp âm lịch trên bàn thờ này vẫn được.
  • Trong trường hợp không có bất kỳ bàn thờ nào thì chúng ta có thể chuẩn bị một cái bàn để bày bố toàn bộ lễ cúng. Tuy nhiên điều cần lưu ý ở đây chính là phải đặt bàn lên cao, tuyệt đối không được đặt dưới đất.
Thời gian cúng Ông Công Ông Táo
Thời gian cúng Ông Công Ông Táo

Cách tiến hành lễ cúng Ông Táo

  • Đầu tiên, gia chủ thắp 3 nén nhan (hoặc 5 hoặc 7), vái ba vái và sau đó đọc bài văn khấn cúng.
  • Đợi nhan tàn được 2/3 thì gia chủ xin hạ lễ hóa vàng. Thật ra cũng không phải ngẫu nhiên mà chúng ta phải đợi đến nhan tàn hết 2/3. Sở dĩ như vậy là do từ xa xưa đã có quan niệm cho rằng nếu nhan còn thì hóa vàng mới giúp các ông Táo nhận được.
Tham Khảo Thêm:  Cách vệ sinh giày adidas đúng cách và sạch nhất

Cách hóa vàng Ông Công Ông Táo về trời và phóng sinh cá chép

Hóa vàng Ông Công Ông Táo hay còn gọi là đốt bộ Ông Công Ông táo và vàng mã. Sau đó lấy tro rải xuống sông hồ, đồng thời phóng sinh cá chép để đưa ông Táo về trời.

Điều quý bậc gia chủ cần lưu ý ở đây chính là:

  • Khi hóa vàng Ông Công Ông Táo nên hóa sớ đầu tiên rồi mới tới quần áo, mũ mã và tiền vàng. Đốt nhẹ nhà tránh chọc mạnh để tránh trường hợp vàng mã bị rách.
  • Khi phóng sinh cá chép cần nhẹ tay, vì khi thả cá mạnh thì cá sẽ bị dập bụng mà chết, về mặt tâm linh thì không tốt tý nào cả.

Văn khấn cúng đưa Ông Công Ông Táo về trời 23 tháng chạp

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:……………………………..……

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Viết một bình luận